

Bình luận Trợ lý ảo là gì? Và những tiện ích ấn tượng nhất là ý tưởng trong nội dung bây giờ của Tanngoalong.vn. Theo dõi content để biết chi tiết nhé. Trợ lý ảo là một sản phẩm mà các “ông lớn” trong làng công nghệ đua nhau phát triển để làm hài lòng khách hàng. Vậy chính xác trợ lý ảo là gì, những tính năng hỗ trợ người dùng là gì và đâu là các nền tảng phổ biến đang sử dụng trợ lý ảo? Cùng xem câu trả lời trong bài viết nhé!
1. Trợ lý ảo là gì?
Trợ lý ảo là các phần mềm được phát triển dựa trên trí thông minh nhân tạo (AI), hỗ trợ người dùng thực hiện các thao tác, hoặc tìm kiếm thông tin cho người dùng thông qua việc ra lệnh.
Trợ lý ảo đầu tiên được tạo ra là IBM Shoebox vào năm 1961, và đến nay thì trợ lý ảo đã được phổ cập khắp nơi, từ smartphone cho đến các thiết bị trong hệ sinh thái nhà thông minh.
2. Phương thức tương tác của trợ lý ảo
– Văn bản
Đa số các trợ lý ảo hiện nay có hỗ trợ tương tác bằng văn bản. Ví dụ bạn có thể thấy đơn giản nhất đó là các chatbot bạn thường tương tác khi tiếp cận với các doanh nghiệp. Bạn chỉ cần nhắn tin, và chatbot sẽ trả lời bạn ngay lập tức dựa vào những gì được học từ trước.
– Giọng nói
Hiện nay, chỉ có vài công ty có tên tuổi trong ngành công nghệ như Google, Apple hay Amazon mới có các trợ lý ảo hỗ trợ nghe giọng nói ổn. Thậm chí, hiện nay các trợ lý ảo đã có khả năng phân biệt được giọng giữa các vùng miền nhờ vào lượng dữ liệu khổng lồ đến từ người dùng.
– Hình ảnh
Một số trợ lý ảo có thể xử lý thông tin dựa trên hình ảnh mà người dùng cung cấp. Tuy nhiên, phương thức này vẫn chưa được phổ biến ở thời điểm hiện tại.
Hiện nay thì các trợ lý ảo nổi tiếng như Siri, Google Assistant hay Samsung Bixby đều có hỗ trợ người dùng tương tác theo nhiều phương pháp khác nhau, mà chủ yếu nhất vẫn là thông qua văn bản và giọng nói.
3. Các tính năng của trợ lý ảo
– Tìm kiếm thông tin
Nhiều trợ lý ảo hiện nay có khả năng tìm kiếm thông tin rất nhanh trên Internet, và nhờ đó chỉ trong vòng tích tắc, các trợ lý ảo như Siri hay Alexa có thể trả lời câu hỏi của bạn.
– Điều khiển các tính năng nằm sâu trong thiết bị
Một số trợ lý ảo sẽ được tích hợp sâu vào trong hệ điều hành của các thiết bị điện tử, vậy nên khả năng thao tác lệnh của các trợ lý ảo nhờ đây cũng được mở rộng ra.
– Nhận diện giọng nói
Nhờ khả năng nhận diện qua giọng nói, người dùng không còn phải tự tay gõ lệnh cho trợ lý ảo. Việc đơn giản bạn chỉ làm đó là nói “Hey! Siri” hay là “Ok Google”, sau đó nói ra câu lệnh của bạn.
– Khả năng “học” từ người dùng
Việc được phát triển dựa trên các mô hình Machine Learning giúp cho các trợ lý ảo này có thể không ngừng tiếp nhận dữ liệu từ người dùng, từ đó các thao tác thực hiện lệnh sau này sẽ nhanh, chính xác và giống con người hơn.
4. Trợ lý ảo hiện hỗ trợ trên những nền tảng nào?
– Hệ điều hành của thiết bị điện tử
Các trợ lý ảo như Siri, Cortana hay Google Assistant đã quá đỗi quen thuộc với nhiều người, và nó được tích hợp trong nhiều thiết bị như điện thoại, máy tính, TV, đồng hồ thông minh,…
Và trong tương lai tới, số lượng trợ lý ảo có khả năng tích hợp sâu vào các thiết bị điện tử như thế này sẽ còn gia tăng nhanh chóng nhờ sự bùng nổ của công nghệ số.
– Các thiết bị loa thông minh
Trong hệ sinh thái nhà thông minh thì loa thông minh là các thiết bị được tích hợp sâu trợ lý ảo, nhờ đó mà người dùng có thể ra lệnh để thực hiện các thao tác như mở đèn, bật TV,…
– Nền tảng web hay dịch vụ nhắn tin
Các trang web hay dịch vụ nhắn tin thường được tích hợp chatbot nhằm mục đích hỗ trợ khách hàng một cách nhanh chóng, từ đây tạo ra trải nghiệm sử dụng dịch vụ tốt hơn cho người dùng.
Vừa rồi là những thông tin về trợ lý ảo và những gì chúng có thể làm được để hỗ trợ bạn. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại trong những bài viết khác!